Tổng quan Chính_quyền_Dân_tộc_Palestine

Chính quyền Dân tộc Palestine (PNA) là một cơ quan hành chính lâm thời được thành lập theo Thỏa thuận Gaza-Jericho[2] sau Hiệp định Oslo để đảm nhiệm những trách nhiệm của cơ quan hành chính quân sự Israel tại các trung tâm dân cư Palestine (Khu vực A) tại Bờ TâyDải Gaza cho tới khi những cuộc đàm phán về vị thế cuối cùng với Israel được ký kết.[3][4] Các trách nhiệm hành chính được thỏa thuận dành cho PNA bị giới hạn ở những sự việc dân sự và an ninh nội địa và không bao gồm an ninh đối ngoại và ngoại giao.[4] Người Palestine tại cộng đồng Do Tháibên trong Israel không bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử cho các chức vụ bên trong Chính quyền Dân tộc Palestine.[5] Không nên nhầm lẫn PNA với Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) là tổ chức tiếp tục được quốc tế công nhận là đại diện hợp pháp duy nhất của nhân dân Palestine, đại diện cho họ tại Liên hiệp quốc dưới cái tên "Palestine".[6][7]

PNA đã nhận được hỗ trợ tài chính từ Liên minh châu ÂuHoa Kỳ (xấp xỉ USD $1 tỷ tổng cộng năm 2005). Tất cả viện trợ trực tiếp đã bị ngưng lại ngày 7 tháng 4 năm 2006 sau thắng lợi của Hamas trong cuộc bầu cử nghị viện.[8][9] Một thời gian ngắn sau đó, những khoản viện trợ được nối lại, nhưng được trao trực tiếp cho các văn phòng của Mahmoud Abbas ở Bờ Tây.[10] Xung đột giữa Hamas và Fatah diễn ra sau đó năm 2006 dẫn tới việc Hamas nắm toàn quyền kiểm soát hành chính với toàn bộ các định chế của Chính quyền Nhà nước Palestine tại Dải Gaza. Từ ngày 9 tháng 1 năm 2009, khi nhiệm kỳ Tổng thống của Mahmoud Abbas chấm dứt và cuộc bầu cử khác cần diễn ra, những người ủng hộ Hamas và nhiều người ở Dải Gaza đã rút lui sự công nhận với chức vụ Tổng thống của ông và thay vào đó coi Aziz Dweik, người phát ngôn của viện bên trong Hội đồng Lập pháp Palestine, là Tổng thống tạm quyền cho tới khi cuộc bầu cử mới có thể được tổ chức.[11][12] Không sự hỗ trợ tài chính nào của phương Tây được trao cho các cơ quan của PNA tại Gaza và các chính phủ phương Tây không công nhận bất kỳ ai ngoài Abbas là Tổng thống.

Sân bay Quốc tế Gaza được PNA xây dựng tại thành phố Rafah, nhưng chỉ hoạt động trong một giai đoạn ngắn trước khi bị Israel phá hủy sau cuộc bùng phát của Al-Aqsa Intifada năm 2000. Một cảng biển cũng được xây dựng tại Gaza nhưng chưa bao giờ hoàn thành (xem bên dưới).

Sự thành lập một lực lượng cảnh sát Palestine đã được kêu gọi trong Hiệp định Oslo.[4] Lực lượng cảnh sát Palestine đầu tiên gồm 9,000 người đã được triển khai tại Jericho năm 1994, và sau đó tại Gaza.[4] Các lực lượng này ban đầu đã phải đấu tranh để giành quyền kiểm soát anh ninh tại những khu vực mà họ có quyền kiểm soát một phần và được Israel sử dụng như một lý do để trì hoãn mở rộng khu vực quản lý hành chính của PNA.[4] Tới năm 1996, các lực lượng an ninh PNA được ước tính trong khoảng 40.000 tới 80.000 người.[13] sử dụng một số xe thiết giáp, và một lượng vũ khí tự động hạn chế.[14] Nhiều người Palestine phản đối hay chỉ trích quá trình hoà bình coi các lực lượng an ninh Palestine chỉ là con rối của Nhà nước Israel.[4]

Nhiều người Palestine phụ thuộc vào thị trường lao động Israel. Trong những năm 1990, Israel bắt đầu thay thế người Palestine bằng lao động nước ngoài. Quá trình này được cho là gây ra những lo ngại về kinh tế và cả an ninh. Nó gây ảnh hưởng tới nền kinh tế Palestine, đặc biệt tại Dải Gaza, nơi 45.7% dân số sống dưới ngưỡng nghèo khổ theo CIA World Factbook, nhưng cũng ảnh hưởng tới cả Bờ Tây.

Bản đồ các lãnh thổ gồm các lãnh thổ Palestine

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chính_quyền_Dân_tộc_Palestine http://users.skynet.be/diab/Europe/Hamas.htm http://books.google.ca/books?id=4CfBKvsiWeQC&pg=PA... http://books.google.ca/books?id=YkstKjWgdqkC&pg=PA... http://books.google.ca/books?id=gwKqGbuZu5kC&pg=PA... http://www2.chinadaily.com.cn/english/doc/2004-07/... http://www2.chinadaily.com.cn/english/doc/2004-10/... http://www.afp.com/english/news/stories/0602021346... http://www.cbsnews.com/stories/2005/02/24/world/ma... http://edition.cnn.com/2007/WORLD/meast/06/14/gaza... http://www.dawn.com/2004/07/17/int6.htm